Trong một website thì luôn có các vùng khác nhau để hiển thị các thông tin khác nhau tới người dùng, và chính chúng góp phần tạo nên bố cục của một website, không có website nào thẳng và phẳng từ trên xuống dưới cả.
Các vị trí có thể bố trí backlink
Chúng ta thử nhìn qua ảnh để biết được các vị trí bố cục:
Thông thường thì bố trí backlink nhiều nhất vẫn là footer, hơi ít các website cho phép chúng ta trao đổi backlink trên header vì nó phá vỡ các quy tắc hoặc bố cục của website, hoặc đơn giản là người ta không thích tạo ra cho người đọc của mình cái cảm giác đây chỉ là một trang giới thiệu.
Sidebar cũng được bố trí ít backlink hơn footer, vì ngoài chức năng hiển thị các thành phần phụ trong trang, có khi người ta còn thiết kế quảng cáo banner hoặc PR cho dịch vụ nào đó của website nên thường ít các website trao đổi hay hiển thị backlink tại đó.
Phần nội dung, và cũng là phần “động đậy” được trong website chính là nơi bố trí ít backlink nhất, đơn giản là nó chỉ có thể hiển thị backlink trong bài viết chứ không xuyên suốt như các thành phần khác của website.
Độ quan trọng trong từng vị trí tới backlink
Mỗi một vị trí trong website lại mang các giá trị khác nhau, chúng ta có thể nhìn hình ảnh diễn giải như sau:
Phần “kém” nhất chính là chân trang, ít mang giá trị hơn cả, tiếp theo là phần sidebar và header, vẫn là content mang giá trị cao nhất, vùng này là vùng hiển thị backlink ít nhất nhưng mang giá trị cao nhất, trong nguyên tắc backlink chất lượng thì không bao giờ bao hàm số lượng backlink mà chính là số lượng nằm trong content.
Lý do đến từ Google
Google hiện tại đang là cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới, và tất nhiên là chúng ta cần phải có sự chú ý đặc biệt tới nó rồi, trong quá trình làm seo tôi cũng đã nghiệm ra một điều, rằng mỗi một lần thay đổi bố cục của website chắc chắn thứ hạng từ khóa có chút lung lay, có thể là đôi ba tuần, có khi là cả tháng trời, nhưng sau đó mọi sự sẽ quay trở lại quỹ đạo, vì sao?
Google học từ chính bạn: Một website khi mới sinh ra nếu không thiết kế theo chuẩn XHTML hoặc nhúng Schema vào các thẻ div, hoặc các thẻ div vô nghĩa (không khai báo theo chuẩn class name như class=”content/header/sidebar/footer”) thì Google sẽ tự “học” theo nguyên tắc mà bạn đề ra cho riêng mình, ví dụ như trước kia khi người ta chưa biết tới schema để khai báo breadcrum thì Google đã hiển thị Yahoo hỏi đáp luôn có breadcrum, tôi có soi Yahoo để thiết kế cho website của tôi nhưng không thành công, có thể do thời gian quá ngắn để Google học được quy tắc của website tôi.
Google học những gì? Trong bài viết này tôi chỉ đề cập tới độ quan trọng đánh vào các backlink dựa theo vị trí trong một website, vậy nếu bạn có một bố cục website như thế kia thì Google sẽ cắt bỏ các phần không quan trọng và chỉ tập chung index hai thứ quan trọng nhất trong website của bạn đó là Tựa đề và Nội dung.
“Từ năm 2009, Google giới thiệu thuật toán “real time Search” cùng lúc tuyên bố tài nguyên máy chủ cạn kiệt do lưu trữ quá nhiều thông tin website trên thế giới, họ kêu gọi mọi người thiết kế các website nhẹ nhàng và hữu dụng nhằm giúp Google lưu trữ chúng mọt cách nhanh chóng nhất …”
Kể từ đó, một cải tiến nhỏ cho máy chủ mới là xóa bỏ các thành phần không quan trọng và Google giữ lại các thứ cốt yếu, đó là lý do các bạn thấy các website bị lỗi XHTML mà vẫn lên top như thường chính là nguyên nhân này.
Website sẽ chỉ còn thế này trong mắt Google
Vì content mới là công trình quan trọng nhất trong một website nên nó mới chú ý đặc biệt, còn các phần khác Google sẽ tính sau, vì thế chất lượng của backlink mới phụ thuộc vào vị trí trong website.
Tôi có mua bán backlink với mấy anh GOV và EDU, tới tận 4 và thậm chí 6 tháng sau Google mới hiển thị link về trang của tôi trên danh sách tìm kiếm, trong khi đó tôi mua có 1 năm cho website của mình, vậy là công toi mất nửa năm, và tất nhiên vị trí đặt backlink là chân trang rồi.
Trong quá trình làm seo tôi cũng nghiệm ra một điều, các backlink tại chân chữ ký trong các diễn đàn không mang lại hiệu quả như mong muốn, từ khóa tại đó không lên nổi, nhưng với các từ khóa nằm trong nội dung thì lại lên rất tốt và thậm chí là nhanh chóng lên top, từ đó tôi cũng không mấy hứng thú với cách đặt backlink tại chữ ký nữa, đơn giản là nếu số lượng vượt quá ngưỡng cho phép ( toàn là kém chất lượng mà ) thì dễ dàng bị cảnh báo tác vụ thủ công, lúc đó các bác lại dùng Google Disavow mỏi tay ấy chứ.
Lý do thứ hai, Contextual Link
Dĩ nhiên các backlink trong bài viết đều là dạng Contextual Link (backlink theo ngữ cảnh) mà các Contextual Link đều có hiệu ứng rất cao đến thứ hạng website vì thường backlink dạng này đều cùng nội dung, cùng chủ đề.
Tổng kết
Số lượng backlink cao bây giờ không còn là tiêu chí đánh giá website nữa rồi, Google cũng đã thoát khỏi kiếp sống mông muội và giờ nó đủ thông minh để nhận ra backlink nào là chất lượng, và đâu là SPAM, vì thế các bạn hãy tập trung vào xây dựng các backlink chất lượng cao nằm trong chính bài viết sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho website của mình, cũng nên tránh đặt backlink tại các vị trí footer vì chúng mang giá trị nhỏ nhất trong một website.
Chúc các bạn sớm thành công!
Xem thêm: Cách đặt từ khoá để tối ưu SEO On-Page
======
Mọi chi tiết xin liên hệ
Công ty TNHH Phần mềm OneDay
Địa chỉ: Phòng 602, Chung cư Sống Hoàng, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội
Phone: 0936.458.438 – 0986.496.984
Email: contact@oneday.vn
Website: www.websitesieure.com
Facebook: https://www.facebook.com/onedaysoftware.official/
Zalo: 0936.458.438